Nhớ lại từ đó tới giờ, thấy đời tớ liên quan đến mấy lĩnh vực này: Báo chí, Xuất bản, Giáo dục, Mỹ thuật. Hầu hết bạn bè của tớ cũng làm loanh quanh mấy nghề như Nhà báo, Biên tập viên, Giáo viên, Họa sĩ. Nhìn chung, thì trừ nghề Báo ra, mấy nghề này đều nghèo cả, nhưng mà được cái cao quý.
Cứ mỗi lần tớ được cử đi học chuyên môn nghiệp vụ là một lần được nghe mọi người ca ngợi nghề Biên tập. Rằng thì Biên tập là một nghề đặc biệt, đòi hỏi phải có một trình độ học vấn cao, kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội sâu rộng, rằng thì Biên tập viên luôn là linh hồn trong các nhà xuất bản, không có biên tập viên thì không có nhà xuất bản. Vân vân và vân vân. Nhưng mà tớ thấy thời buổi này có ai coi trọng biên tập viên nữa đâu. Thậm chí có nhà xuất bản chả có mống biên tập viên nào mà vẫn được gọi là nhà xuất bản nữa kìa. Bây giờ, ngoài học sinh ra còn mấy ai cầm quyển sách mà đọc, cho nên sách cứ ế chỏng chơ, biên tập viên lĩnh lương mấy triệu sống cầm hơi, vừa ăn cơm với tí rau luộc vừa mơ về nơi xa lắm. Nơi mà buổi sáng ngủ dậy, biên tập viên được ăn một tô phở tái nạm gầu gân nghi ngút khói rồi vào cơ quan ngồi đọc bản thảo một cách cẩn thận, tỉ mỉ mà không phải lo lắng gì về chuyện bản thảo của mình có được đấu thầu hay
không, sách có bị ế hay không. Ở nơi xa lắm ấy, hẳn biên tập viên được ngẩng cao đầu, ngang hàng với Hành chính, Tổng hợp, Kế toán, Phát hành… và chẳng bao giờ phải lo lắng về chuyện mình sẽ phải
tách ra, nhập vào, chuyển công tác, chuyển chỗ làm…
Các bạn biên tập viên của tớ ơi, xét cho cùng, giấc mơ cũng quan trọng lắm. Giấc mơ cũng có đẳng cấp của giấc mơ. Cứ mơ cách nào đó để các bạn vẫn luôn thấy mình thuộc đẳng cấp cao quý – vì dướitách ra, nhập vào, chuyển công tác, chuyển chỗ làm…
con mắt tớ, đúng là các bạn vẫn thuộc đẳng cấp cao quý mà! Nhưng dưới con mắt
người khác thì tớ không biết đâu nhé. Hehe.
Giờ nói đến các bạn giáo viên nè. Người Việt mình có truyền thống tôn sư trọng đạo, nhất tự vi sư, bán tự vi sư, cho nên nghề giáo hẳn là nghề cao quý rồi. Nhưng nói xong rồi ngẫm nghĩ lại tí, thấy nghề giáo thì cũng là một nghề, cũng ăn lương để mà đi dạy, đi dạy để mà ăn lương. Như vậy, nghề giáo cũng bình đẳng với các nghề khác thôi. Kiến thức của giáo viên thì đương nhiên phải hơn kiến thức của học sinh, nhưng chưa chắcngười khác thì tớ không biết đâu nhé. Hehe.
đã hơn kiến thức của những người khác, vậy thì sao lại phải coi nghề giáo là nghề cao quý? Tớ nghĩ mãi, cuối cùng kết luận rằng, nghề giáo cao quý là vì thầy cô giáo nhận được đồng lương rất khiêm tốn, nhưng những kiến thức mà các thầy cô truyền đạt lại cho các em thì không gì có thể có gì đong đếm được. Nói đến đây, tớ liên tưởng ngay đến con ong. Ong hút mấy cái nhụy hoa linh tinh, thế mà đem về làm thành mật được mới giỏi. Chả biết hoa ở đâu ra nhiều thế để cho ong làm ra bao nhiêu mật, bán đầy trong siêu thị. Nói đến ong xong, tớ lại nghĩ sang bò. Bò chỉ ăn cỏ vớ vẩn, thế rồi chả hiểu sao cỏ lại biến được thành sữa. Dĩ nhiên sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng còn các ông già thì không dùng sữa mẹ được, nên sữa bò là tốt nhất. Ngoài các ông già ra, còn nhiều người khác cũng không dùng được sữa mẹ, cho nên tóm lại là sữa bò rất tốt.
Ơ, nói lung tung một hồi, từ thầy cô giáo lại nhảy sang bò mất rồi! Nói tiếp chuyện nhà báo nhé.Thỉnh thoảng tớ cũng được đi học chuyên môn nghiệp vụ chung với mấy bạn báo chí, cho nên tớ biết nghề của các bạn luôn được xã hội trọng vọng. Nghề của các bạn là khai thác sự thật, đem sự thật ra ánh sáng và đấu tranh cho sự công bằng xã hội. Hồi xưa, cũng có thời kỳ tớ làm nghề đó rồi nhé (khoe tí), nhưng mà tớ tự nhận thấy mình không đủ năng lực nên ba chân bốn cẳng chạy mất từ lâu rồi. Từ sau cuộc chạy mất dép đó, mỗi lần nhắc đến nhà báo là trong lòng tớ lại dâng lên một nỗi khâm phục khó tả. Các bạn thật dũng cảm khi dám phơi bày sự thật, dù sự thật đôi khi được giam giữ bởi các thế lực rất chi là đen tối. Chỉ cần người dân biết đến sự thật đó là lập tức báo chí các bạn kịp thời đưa tin ngay. Thời gian gần đây, theo dõi báo chí, tớ thấy các bài viết không còn tản mạn nhiều vấn đề như hồi xưa nữa mà tập trung vào vài vấn đề nổi cộm thôi. Tỉ như chuyện tin đồn về 4000 tấn vàng ở đâu đó (tớ quên rồi), rồi chuyện thả gái mại dâm, hay là chuyện tranh chấp giữa Trung Quốc Nhật Bản… được báo chí nhắc đến cả tuần lễ nay, đến nỗi dù tớ chẳng có thì giờ đọc báo, chỉ đi qua đi lại nhìn mấy tờ báo bán ở sạp thôi cũng đủ biết rồi. Mấy ngày nay còn có thêm chuyện cá sấu sổng chuồng, trục vớt cổ vật, tấn công trẻ mầm non nữa. Tóm lại là cướp giật, mại dâm, đâm chém, chết ở nhà trọ, xe máy đâm xe ô tô, nước này tranh chấp đất của nước kia (không phải nước mình)… đều được đưa lên mặt báo đủ cả. Phục các bạn ghê cơ!
Tớ không thể làm báo như các bạn được cho nên giờ tớ chọn nghề vẽ vời. Có một anh bạn làm nghề kinh doanh định nghĩa họa sĩ như thế này: “Nếu thấy một thằng bẩn bẩn, nhặt một cục đất đặt lên bàn rồi đi ra đi vào ngắm cục đất, gật gù cười cười thì đó chính là họa sĩ”. Hehe. Thế các bạn đã từng bao giờ nghe nói ông họa sĩ này tậu được mấy cơ ngơi nhờ bán tranh, ông họa sĩ kia mua nhà, mua đất ở bên Mỹ cũng nhờ bán tranh chưa? Để tớ kể cho mà nghe. Hồi xưa ông họa sĩ Van Gogh cả đời chỉ bán được có mỗi 1 bức tranh thôi, họa sĩ Gauguin thì vẽ tranh xong đem tranh làm chuồng gà. Ở ta, họa sĩ Bùi Xuân Phái, lúc đương thời chả có toan mà vẽ, toàn vẽ lên mấy miếng bìa bé tí. Họa sĩ Dương Bích Liên thuê người mẫu về nhà vẽ, mùa đông phải đốt cả bộ bàn ghế duy nhất trong nhà để sưởi ấm cho mẫu. Thế nên, nếu có nghe chuyện họa sĩ giàu có thì các bạn tỉnh táo một chút nhé! Có thể họ giàu có vì… buôn đồ cổ chứ không phải vì bán tranh
đâu! Nhưng mà tớ thấy họa sĩ là một nghề cao quý. Cao quý bởi vì bản thân nghề vẽ sẽ chẳng bao giờ làm hại được ai, có chăng là đôi khi làm cho mấy cô người mẫu xấu xấu lại hóa thành đẹp, làm cho mấy cái cây chết khô bên một dòng kênh bốc mùi kiểu như kênh Nhiêu Lộc lại trở nên sống mãi.
Nói lảm nhảm nãy giờ để chốt lại vài điều: Nếu mơ được, hãy cứ mơ đẹp cho đáng công mơ. Nếu phải ăn cỏ khô thì cũng cố nhả ra dòng sữa. Nếu không thể nói hết mọi điều thì cố nói lời hay ý đẹp thôi. Nếu cuộcđâu! Nhưng mà tớ thấy họa sĩ là một nghề cao quý. Cao quý bởi vì bản thân nghề vẽ sẽ chẳng bao giờ làm hại được ai, có chăng là đôi khi làm cho mấy cô người mẫu xấu xấu lại hóa thành đẹp, làm cho mấy cái cây chết khô bên một dòng kênh bốc mùi kiểu như kênh Nhiêu Lộc lại trở nên sống mãi.
đời này xấu thì hãy nhìn nó bằng con mắt thơ ngây nhất để làm cho nó đẹp ở một góc độ nào đó. Cứ như vậy thì nghề nào của chúng mình cũng cao quý cả! (Hay chí ít thì cũng cho là cao quý đi. Chết ai đâu!)
Đúng là ...Xuyên Tâm liên thật rồi ! hehe.
Trả lờiXóaHix, OM dốt quá, không hiểu Xuyên Tâm Liên là gì? =((
XóaNhắc đến Van Gogh - lão sực nhớ bức tranh vẽ đôi giày của ông. Nó sờn mép , vẹt mòn như thể sắp bung. Vất vả , tất tả kiếm sống trên những chặng đường in dấu rõ nét trong tranh của người Họa sĩ ngày xưa! Bây giờ - Coreldraw - photoshop trong phòng lạnh tất tần tật . Cắp giá vẽ đi ngoại ô - có khi mọi người chỉ đường cho lên...Biên hòa luôn chứ giỡn à ! hehe
Trả lờiXóaNhắc đến Van Gogh - lão sực nhớ bức tranh vẽ đôi giày của ông. Nó sờn mép , vẹt mòn như thể sắp bung. Vất vả , tất tả kiếm sống trên những chặng đường in dấu rõ nét trong tranh của người Họa sĩ ngày xưa! Bây giờ - Coreldraw - photoshop trong phòng lạnh tất tần tật . Cắp giá vẽ đi ngoại ô - có khi mọi người chỉ đường cho lên...Biên hòa luôn chứ giỡn à ! hehe
Trả lờiXóaNhắc đến Van Gogh - lão sực nhớ bức tranh vẽ đôi giày của ông. Nó sờn mép , vẹt mòn như thể sắp bung. Vất vả , tất tả kiếm sống trên những chặng đường in dấu rõ nét trong tranh của người Họa sĩ ngày xưa! Bây giờ - Coreldraw - photoshop trong phòng lạnh tất tần tật . Cắp giá vẽ đi ngoại ô - có khi mọi người chỉ đường cho lên...Biên hòa luôn chứ giỡn à ! hehe
Trả lờiXóaHoạ sĩ giờ cũng có dăm bảy đường Lão à. Như OM thì là loại phòng lạnh, nhưng cũng có những anh cắp giá vẽ đi đến xứ khỉ ho cò gáy. Nhìn những người ấy, OM thèm lắm, nhưng lựdc bất tòng tâm.
XóaMà loại nào thì cũng nghèo rớt, Lão ạ!
Đi tìm một bài tháng sáu,đọc cá Nói nhảm này, đang tự xấu hổ, muốn dỗi vì cái tội xúi chị đi ăn kem cho bớt ngứa lưỡi,với cái cười khùng khục ( vì thấy nhiều chuyện lạ) em chả hiểu ý mình - keke,thừa biết tại ý mình cứ hay lộn xộn. Thoai chả dỗi nữa.Nhìn toàn cảnh bài này: biên tập viên, nhà giáo,nhà báo, hoạ sĩ, cả con bò và có con ong nữa rất chi là hiểu.
Trả lờiXóaTranh thủ khóc tí: giờ chị vô công rỗi nghề vì xưa căng hết sức chèo chống,về già sức khoẻ bị tồi nên lánh sớm, cái sự học bây giờ gian khoor phết với đứa ngõ nghịch quen đùa, bắng nhắng. Xấu hỏi là thật,trước sự bận rộn của mọi người vì mình như thừa rồi,chứ chả phải vênh váo gì cái tỉ phú rởm ấy đâu.
Tái bút: sắp đi làm rồi- nghề trong mắt chị là cao quý,hì hì
Hí hí! Chị nghĩ em không hiểu chị á?
XóaTranh thủ khóc tí thôi nhé! Nín chưa nè? :p
Chuẩn bị đi làm thì phải cố gắng ăn chơi, tận hưởng nốt quãng thời gian triệu phú, chị nhé!
Này! Cái tử vi của em ấy- đoạn này ngon ha, cái hiệu trưởng trường tư thục ấy, chị nấu ăn nhất là cho trẻ nhỏ là cẩn thận và khoa học lắm đấy,lưu ý nhá!
XóaHờ hờ! Sao chưa bao giờ em nghĩ đến chuyện làm... hiệu trưởng nhở? Okie, lúc đó chắc chắn sẽ nhớ đến chị!
Xóa