Nghe nói sắp phải chia tay vĩnh
viễn với Thương xá Tax, mình nói với mấy đồng nghiệp trong phòng rằng chắc phải
xách máy ảnh đi chụp Tax, sẵn, đi một vòng quanh khu vực ấy trước khi mọi thứ
biến mất. Mọi người thì bảo ở đó đang bán hàng giảm giá đến 50% đấy, tranh thủ
ra mua đi.
Mấy chị em xin giấy ra ngoài, lý do “đi chụp ảnh tư liệu”, rồi đáp taxi “ra Sài Gòn” để khỏi phải loay hoay với việc gửi xe. Ra đến nơi, cái đập vào mắt mình là cả khu vực trung tâm Lê Lợi, Nguyễn Huệ đã bị quây rào kín, không còn thấy quang cảnh gì ở quanh bùng binh phun nước nữa, chỉ thấy người, người, người. Ôi chao, cơ man nào là người chen chúc, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, hùng hục xông vào bới những đống hàng giảm giá đang đổ tràn ra nền nhà. Có rất nhiều bảo vệ đi qua đi lại, thỉnh thoảng lại dùng loa cầm tay nhắc nhở mọi người cẩn thận kẻo kẻ gian móc túi. Ôi, Sài Gòn “của mình”, Thương xá Tax “của mình” trước ngày từ biệt lại trở nên thế này sao?
Mình đi một vòng từ cửa trước ra cửa sau, từ tầng trệt lên tầng 3, rồi lại từ tầng 3 xuống tầng trệt với cảm giác khó tả. Trời nóng bức, mệt. Trong khi chờ các bạn mua sắm, mình ra cửa, ngồi ở trước một ô cửa kính, chỗ có bày tấm bảng quáng cáo to đùng. Nhớ hồi xưa, chính nơi ấy có cửa hàng kem Bắc Cực.
Hồi những năm bảy mấy, cụm từ “đi chơi Sài Gòn” luôn là cụm từ làm cho hai chị em mình sung sướng. Thỉnh thoảng vào buổi tối, ba lấy xe vespa chở cả ba mẹ con ra đây. Việc đầu tiên là ba đưa cho mình một vốc tiền xu – những đồng xu mệnh giá 5 đồng có hình cánh hoa và 10 đồng in hình bông lúa ở mặt sau để mua kem Bắc Cực.
Cho đến bây giờ thì hình như kem Bắc Cực vẫn là loại kem ngon nhất mà mình từng được biết đến. Có lẽ kem cũng khá đắt nên ba mẹ thường không ăn. Cầm cây kem trên tay, hai chị em sang đường, ngồi cạnh hồ phun nước (chỉ thứ bảy, chủ nhật mới phun), vừa thưởng thức vị ngọt lịm của kem, vừa ngắm Sài Gòn lung linh.
(Ảnh nguồn: Internet)
Lớn lên một chút, vào những năm tám mấy, kem Bắc Cực không còn nữa, thay vào chỗ đó là Cửa hàng Bách hoá tổng hợp. Thời buổi khó khăn, nên dù cửa hàng chỉ lèo tèo bán những loại đồ dùng phục vụ nhu cầu tối thiểu, nhưng đám trẻ con cấp 2, cấp 3 tụi mình cũng vẫn thích thỉnh thoảng đạp xe ra đó để ngắm chơi, thòm thèm nhìn những thứ mà biết mình sẽ chẳng bao giờ có cơ hội để mua. Ngắm chán chê rồi thì đạp xe vòng vòng “quanh Sài Gòn” – chẳng biết để làm gì, nhưng thích thì vẫn thích lắm!
(Ảnh nguồn: Internet)
Vào Đại học, mình đi học ở Thủ Đức, một tuần mới về Sài Gòn một lần, thời gian ở chỉ vỏn vẹn chưa đầy 1 ngày chủ nhật, nhưng mình thường không nén nổi cái thú đạp xe ra trung tâm, vào cửa hàng bách hoá tổng hợp cũ – lúc này đã được trả về tên xưa là Thương xá Tax. Mình đi lang thang trong cửa hàng cả tiếng đồng hồ chủ yếu cũng là để ngắm, thỉnh thoảng chỉ dám mua những món đồ thật rẻ. Đời thế mà vẫn vui, Sài Gòn thế mà vẫn đẹp.
(Ảnh nguồn: Internet)
Và hôm nay, mình lại đi lang thang, cảm giác bước chân đang giẫm lên từng centimet kỷ niệm xưa – nghe thì “sến rện”, nhưng chẳng biết dùng từ nào khác. Muốn chụp “Sài Gòn của mình” mà chẳng có góc nào để chụp. Định quay vào chụp cái cảnh hỗn loạn trong lòng thương xá Tax, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thấy không đành! Trời đổ cơn mưa rào giống như hàng trăm ngàn cơn mưa rào đã từng qua đây. Chỉ có mình – đang ngồi ngáp trước cửa thương xá Tax - là khác, và nơi này, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi cũng sẽ là nơi khác.
Có một cậu bảo vệ mặt non choẹt đứng trước mặt mình: “Cô ơi, xin mời đi chỗ khác, đừng ngồi trước biển quảng cáo!”
Thế à! Vậy thì về thôi! Vĩnh biệt thương xá Tax của một thời đời mình đẹp và “Sài Gòn của mình” còn đang đẹp!
Mấy chị em xin giấy ra ngoài, lý do “đi chụp ảnh tư liệu”, rồi đáp taxi “ra Sài Gòn” để khỏi phải loay hoay với việc gửi xe. Ra đến nơi, cái đập vào mắt mình là cả khu vực trung tâm Lê Lợi, Nguyễn Huệ đã bị quây rào kín, không còn thấy quang cảnh gì ở quanh bùng binh phun nước nữa, chỉ thấy người, người, người. Ôi chao, cơ man nào là người chen chúc, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, hùng hục xông vào bới những đống hàng giảm giá đang đổ tràn ra nền nhà. Có rất nhiều bảo vệ đi qua đi lại, thỉnh thoảng lại dùng loa cầm tay nhắc nhở mọi người cẩn thận kẻo kẻ gian móc túi. Ôi, Sài Gòn “của mình”, Thương xá Tax “của mình” trước ngày từ biệt lại trở nên thế này sao?
Mình đi một vòng từ cửa trước ra cửa sau, từ tầng trệt lên tầng 3, rồi lại từ tầng 3 xuống tầng trệt với cảm giác khó tả. Trời nóng bức, mệt. Trong khi chờ các bạn mua sắm, mình ra cửa, ngồi ở trước một ô cửa kính, chỗ có bày tấm bảng quáng cáo to đùng. Nhớ hồi xưa, chính nơi ấy có cửa hàng kem Bắc Cực.
Hồi những năm bảy mấy, cụm từ “đi chơi Sài Gòn” luôn là cụm từ làm cho hai chị em mình sung sướng. Thỉnh thoảng vào buổi tối, ba lấy xe vespa chở cả ba mẹ con ra đây. Việc đầu tiên là ba đưa cho mình một vốc tiền xu – những đồng xu mệnh giá 5 đồng có hình cánh hoa và 10 đồng in hình bông lúa ở mặt sau để mua kem Bắc Cực.
Cho đến bây giờ thì hình như kem Bắc Cực vẫn là loại kem ngon nhất mà mình từng được biết đến. Có lẽ kem cũng khá đắt nên ba mẹ thường không ăn. Cầm cây kem trên tay, hai chị em sang đường, ngồi cạnh hồ phun nước (chỉ thứ bảy, chủ nhật mới phun), vừa thưởng thức vị ngọt lịm của kem, vừa ngắm Sài Gòn lung linh.
(Ảnh nguồn: Internet)
Lớn lên một chút, vào những năm tám mấy, kem Bắc Cực không còn nữa, thay vào chỗ đó là Cửa hàng Bách hoá tổng hợp. Thời buổi khó khăn, nên dù cửa hàng chỉ lèo tèo bán những loại đồ dùng phục vụ nhu cầu tối thiểu, nhưng đám trẻ con cấp 2, cấp 3 tụi mình cũng vẫn thích thỉnh thoảng đạp xe ra đó để ngắm chơi, thòm thèm nhìn những thứ mà biết mình sẽ chẳng bao giờ có cơ hội để mua. Ngắm chán chê rồi thì đạp xe vòng vòng “quanh Sài Gòn” – chẳng biết để làm gì, nhưng thích thì vẫn thích lắm!
(Ảnh nguồn: Internet)
Vào Đại học, mình đi học ở Thủ Đức, một tuần mới về Sài Gòn một lần, thời gian ở chỉ vỏn vẹn chưa đầy 1 ngày chủ nhật, nhưng mình thường không nén nổi cái thú đạp xe ra trung tâm, vào cửa hàng bách hoá tổng hợp cũ – lúc này đã được trả về tên xưa là Thương xá Tax. Mình đi lang thang trong cửa hàng cả tiếng đồng hồ chủ yếu cũng là để ngắm, thỉnh thoảng chỉ dám mua những món đồ thật rẻ. Đời thế mà vẫn vui, Sài Gòn thế mà vẫn đẹp.
(Ảnh nguồn: Internet)
Và hôm nay, mình lại đi lang thang, cảm giác bước chân đang giẫm lên từng centimet kỷ niệm xưa – nghe thì “sến rện”, nhưng chẳng biết dùng từ nào khác. Muốn chụp “Sài Gòn của mình” mà chẳng có góc nào để chụp. Định quay vào chụp cái cảnh hỗn loạn trong lòng thương xá Tax, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, thấy không đành! Trời đổ cơn mưa rào giống như hàng trăm ngàn cơn mưa rào đã từng qua đây. Chỉ có mình – đang ngồi ngáp trước cửa thương xá Tax - là khác, và nơi này, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi cũng sẽ là nơi khác.
Có một cậu bảo vệ mặt non choẹt đứng trước mặt mình: “Cô ơi, xin mời đi chỗ khác, đừng ngồi trước biển quảng cáo!”
Thế à! Vậy thì về thôi! Vĩnh biệt thương xá Tax của một thời đời mình đẹp và “Sài Gòn của mình” còn đang đẹp!
Thay cũ đổi mới... Nay mai đất nước mình biết đâu chả thay nốt tên?!
Trả lờiXóaThay đổi 1 phần tên nước có khi cũng hay chị ạ!
XóaTem nhà Om đâu rồi!
Trả lờiXóaĐây ạ! :D
Xóa[img]http://i1302.photobucket.com/albums/ag137/ngochiep1704/ap_20101102062703319_zpsd5d8fcec.jpg[/img]
Hì...hóa ra chị Hạt cát nhỏ nên lẹ hơn.
Trả lờiXóaMọi cái, theo thời gian sẽ xuất hiện rồi tiêu biến.Chỉ còn lại trong ta miền nhớ vẫn đong đầy.
Vui vì OM đã lại viết để khỏi quên chữ.
Em suýt quên chữ rồi đấy ạ, nhưng thỉnh thoảng có sự cố, giống như sốc điện, làm cho mình nhớ lại.
XóaĐọc vội vàng trước giờ lao đi Thủ Đức cày tới 9h đêm mới về, lại thấy thấp thoáng ngày xưa của mình. Yêu SG vô cùng và đang thấy đau lòng quá!!!
Trả lờiXóaSài Gòn là nơi không cần chờ đến lúc đi xa ta mới thấy yêu, phải hem Cua?
XóaOh ...Hôm kia lão lên mang đọc tin về TAX , Lão cũng tính viết một bài về nó - có điều là khác với OM. 1là - lão biết tax khi đã trở thành Bách hóa tổng hợp. 2 là kỷ niệm buồn có chút đắng cay chứ không êm đềm " mát lạnh que kem " như OM. Tiễn biệt một chứng tích , một tên tuổi gắn liền với saigon - thấy luyến tiếc lạ. Nhưng nghĩ đến một mai này , lão nhảy tàu điện ngầm về đấy thì thuận tiện quá nên an ủi phần nào. Tuyến Saigoàn - Suối tiên đi qua Thủ đức là tuyến đầu tiên đi vào hoạt động trong vài năm tới . Lão đang ...viết đơn đề nghị mở thêm một nhánh nữa từ Thủ đức qua Q7 để lão qua thăm OM cho nó gần và thuận tiện - ừ phải nói là ...là Đại tiện ! hehe
Trả lờiXóaVâng, chờ xem cảm nhận của Lão về chuyện này đây ạ.
XóaSự đổi mới nào cũng có giá, nhưng cái giá này là quá đắt. Sài Gòn chắc sẽ còn mất thêm nhiều thứ nữa nếu người ta không biết tôn trọng những giá trị lịch sử.
Hi vọng là đơn của Lão sẽ được chấp nhận, nhưng chả biết lúc đó Lão có muốn gặp bạn bè Q7 không, hay là... vẫn như mấy lần trước?
Thương xá Tax sẽ chỉ còn là kỉ niệm , cảm xúc ấy làm chị nhớ cửa hàng Bách hoá tổng hợp Tràng Tiền nơi tuổi thơ cứ mỗi lần lên "bồ Hồ" Hà Nội là không thể không chạy vào ngắm những con búp bê trong tủ kính, nơi mọi thứ chỉ "trưng bày không bán"bị thay bằng "Tràng Tiền Plaza". Một trung tâm thương mại hàng cao cấp đến mức chẳng mấy ai dám vào, hoặc vào cũng chẳng mua là bao. Đi tìm dấu tích Hà Nội xưa lòng cũng man mác buồn như thế. Kem Tràng Tiền hồi ấy chỉ dám mút từng tí một. Giờ chỉ còn cái tên thôi. Và những chuyến tàu điện leng keng chở tuổi thơ rong ruổi cũng không còn dấu tích.
Trả lờiXóaMình đã thành "khách lạ từ đâu đến" (Hạ Tri Chương) tại nơi mình chôn nhau cắt rốn và lớn lên!
Đồng cảm cùng em, cùng người SG !
Vâng, em có chị bạn (chị đã gặp 1 lần, cũng là nhân vật chính trong bài "Cầu Ánh sao" của em) kể cho em nghe về bách hoá tổng hợp và những con búp bê trong tủ kính. Có lẽ cảm giác của chị ấy cũng giống chị.
XóaEm ủng hộ sự thay đổi, nhưng không ủng hộ việc phá bỏ thương xá Tax, cũng như những việc xây dựng cao ốc làm phá vỡ cảnh quan kiến trúc của khu vực trung tâm Sài Gòn. Nhưng mình chẳng làm được gì!
"...Tương lai sẽ bắn vào ta bằng đại bác" thôi, chị ạ!
Sài Gòn với em vẫn cứ lạ hoắc lạ huơ. :). Đọc chị OM viết, em vẫn thấy nó..lạ. Nhưng thấy ..gần gần, có lẽ vì cái cách chị nhớ về nơi mình lớn lên, sống và yêu. Sau này chắc em cũng vậy, quê em không có Thương xá Tax, không có đường phố rộng thênh thang, tuổi thơ thì gắn liền với đồng với ruông, với cơm độn ngô khoai, với bùn đất lấm lem, với chân trần, tóc khét nắng, với lũ trẻ trâu, với con đường đồng toàn đất tụi trẻ con hay trốn bố mẹ thả diều... Thích và mê lắm. Giờ thì khác, (tất nhiên rồi, vì có cái gì không đổi thay), khang trang hơn, đường ra đồng không còn là đường đất, thôn xóm ko còn mái tranh mái rạ, thậm chí ko còn cả mái ngói, trẻ con giờ thì lớn nhanh, tóc tai đã biết nhuộm xanh nhuộm đỏ, biết làm đẹp.... Nhiều lúc, em cùng ngồi trên sân thượng, nhìn một cánh diều nào đó mà lâu lắm ko mấy khi còn được nhìn thấy ở quê chao nghiêng trên cánh đồng sau nhà, nhưng là diều...đc mua, đủ sắc màu, có thế thôi mà cũng thấy..man mác, nhớ ngày xưa khủng ấy. Chẳng biết... Chỉ biết, sao ngày xưa, cái gì cũng đẹp.Hì. Em từng lý giải thế này, cho ...công bằng với hiện tại, rằng: Ngày xưa, mình bé xíu, thế giới rộng lớn biết nhường nào, nhìn thấy cái gì cũng thích, cũng lạ... Giờ lớn rồi, tất nhiên, bớt lạ đi, ắt bớt thích đi....hi
Trả lờiXóaHồi xưa, khi Lenin điện khí hoá toàn nước Nga, nhà thơ Mayakovsky đã từng phiền muộn vì sợ không còn nhìn thấy ánh trăng. Chị em mình cũng thế thôi! Cũng bùi ngùi, cũng tiếc nuối những kỷ niệm tuổi thơ của mình khi mà sự văn minh đô thị hoá mỗi ngày một phát triển.
XóaChị chỉ muốn nói rằng cái giá để đổi lấy nhà ga xe lửa ở Sài Gòn là giá quá đắt!
Cảm ơn em đã chịu khó ghé nhà chị và để lại những bình luận rất tận tâm.
Nhân đây chị cũng xin lỗi em và mọi người vì đã không ghé thăm bạn bè. Đáng lẽ chị không chơi blog nữa, vì quá bận. Nhưng đôi khi thấy phải viết vì... không thể không viết, nên lại đăng bài và lại... cảm thấy mình thật có lỗi với mọi người.
Thông cảm cho chị nhé! :)
Đắt hay rẻ lại phụ thuộc vào sự sâu đậm của mỗi người chị nhỉ? :)
XóaXin lỗi gì hả chị? Nếu vì những thứ "lăn tăn" của chị em đã chẳng ghé qua để đọc khi nhà chị có bài viết mới và em cũng thường im lặng đấy thôi. Đáng lí ra em cũng không chơi blog nữa, giống như chị, nhưng...nhiều lúc chẳng còn nơi nào khác để mà...khóc lóc ỉ ôi nên lại viết để mà...vẩn vơ chút vậy. :p. Những ngày tốt lành cho chị! ^^
"Đắt hay rẻ lại phụ thuộc vào sự sâu đậm của mỗi người" là rất đúng với bài viết này, nhưng chưa hẳn đúng với thương xá tax, em ạ.
XóaỪ, cái chỗ blog này cũng hay lắm, nếu có thời gian thì ta không bao giờ nên bỏ, em nhỉ!
Chị không biết đến Tax này, vì Sì gềnh với chị xa xôi lắm! Chị vào đó từ 2003 nhưng chẳng đi được bao nhiêu.
Trả lờiXóaChia sẻ với người đã gắn bó với bao kỷ niệm khó quên...
Cám ơn chị đã chia sẻ với em! Mỗi người đều có những kỷ niệm riêng với nơi mà mình đã từng sống, từng yêu, từng trải qua những niềm hạnh phúc hoặc nỗi khổ đau...
XóaNhững gì gắn với tuổi thơ luôn đáng yêu đáng quý chị hen. Đọc bài chị viết mà rưng rưng. Chia buồn cùng chị. Thương xá Tax vẫn mãi còn đó trong OM mà :)
Trả lờiXóaCòn trong OM thôi chứ sẽ mất tiêu trong lòng SG. Hix! :(
XóaCuộc sống phải vận hành thôi chị. Nhiều điều rồi cũng phải trở thành quá vãng. Có vậy chị em mình mới có nhiều thứ để tiếc nhớ, để ngậm ngùi. Chợt liên tưởng đến Sông Lấp của Tú Xương chị hè. :)
XóaNgậm ngùi với kỷ niệm xưa là chuyện ẩm ương của riêng chị thôi. Còn thương xá Tax không phải là chuyện riêng nữa. Nó là di sản cần được bảo vệ. Rảnh thì em tham khảo bài viết của chị Hậu Khảo Cổ (chị post phía dưới để tiện theo dõi).
XóaCám ơn em đã chia sẻ với chị.
Èo, bận tối tăm mặt mũi, em ui!
Chị lang thang chụp ảnh khu vực trung tâm mấy hôm nay với nhiều cảm xúc lẫn lộn. Chụp vội, như nhìn chăm chú-ghi nhận lần cuối gương mặt người mình thương. Sến chẳng kém. Hôm qua đang quỳ xuống giữa đường (đã dựng hàng rào một bên) để có góc máy rộng hất lên còn bị ...chửi "đường đã hẹp, còn cản trở giao thông, bà khùng" của một chẽ châu đi xe máy.
Trả lờiXóaÈo, hình như càng già người ta càng sến hay sao í chị ạ. Nhưng thấy cái ảnh chị chụp đăng trên FB đã quá! Sến mà cho ra được cái đó thì cũng bõ công.
XóaAnh đọc và xem rất kỹ bài và ảnh của OM. Qua đây được biết thập kỷ bảy mươi OM đã dùng những đồng tiền xu mệnh giá 5 đ, 10 đ trong ảnh trên - Những đồng tiền xu không giống những đồng tiền xu miền Bắc của Ngân hàng NNVN - mới hay thời đó OM sống ở chế độ Việt Nam Cộng hòa? Vì thế anh cũng nghĩ nhiều, so sánh liên tưởng nhiều về bản sắc văn hóa của người miền Nam, hiểu và trân trọng những điều OM thương nhớ và tiếc nuối về Thương xá Tax...
Trả lờiXóaHình ảnh và câu văn của OM : "Trời đổ cơn mưa rào giống như hàng trăm ngàn cơn mưa rào đã từng qua đây. Chỉ có mình – đang ngồi ngáp trước cửa thương xá Tax - là khác, và nơi này, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi cũng sẽ là nơi khác.
Có một cậu bảo vệ mặt non choẹt đứng trước mặt mình: “Cô ơi, xin mời đi chỗ khác, đừng ngồi trước biển quảng cáo!”...
Chỉ vậy thôi, đủ làm cho ta nao lòng trước một ứng xử xử đẹp của người miền Nam!...
Cảm ơn em đã giới thiệu một bài viết hay, giúp anh có thêm thông tin và mở mang nhiều về tầm nhìn và cảm nhận của mình!
Cảm ơn anh đã đọc kỹ bài của em (trong khi em thì tệ quá, lâu lắm rồi chẳng sang nhà thăm anh được!). Những đồng tiền VNCH mệnh giá thấp được lưu hành ở SG cho đến năm 1978 anh ạ.
XóaEm là người nửa Nam nửa Bắc. Em sinh ra ở Hà Nội và luôn lưu giữ trong lòng mình những hình ảnh Hà Nội xưa thân thương, êm đềm. Nhưng quê ba em thì lại ở miền Nam, và em đã lớn lên ở Sài Gòn, nên SG đối với em là NHÀ.
Hẹn anh vài ngày tới, khi nào rảnh em sẽ sang nhà chuyện trò với anh nhiều. Chúc anh luôn khoẻ!
Mình cũng cảm thấy ngột ngạt khi đến khu vực này ,có cảm giác lộn xộn không yên bình như trước.Ở các nước khu nhà cũ vẫn những nhà thấp tầng giữ hàng trăm đâu có sao ,mà ta cứ thich đập phá để xây "đàng hoàng hơn,to đẹp hơn" ? Thực ra là họ bán đi những miếng đất vàng này mới kiếm được nhiều.Thật chán không muốn nói ,OM ơi !
Trả lờiXóaHôm qua OM vừa ký tên vào bản kiến nghị không được phá thương xá Tax. Biết là mình ký để mà ký thế thôi, nhưng làm được đến đâu thì cứ là, anh P ạ!
XóaĐược mời anh cũng ký luôn !
XóaĐây, link đây anh ạ!
Xóahttp://www.change.org/p/s%E1%BB%9F-quy-ho%E1%BA%A1ch-ki%E1%BA%BFn-tr%C3%BAc-tphcm-stop-the-demolishing-of-tax-commercial-centre?share_id=nbIhzsBHDi&utm_campaign=friend_inviter_chat&utm_medium=facebook&utm_source=share_petition&utm_term=permissions_dialog_false
Em bận mấy hôm liền, đọc bài của chị từ lúc mới đăng mà không kịp nói gì.
Trả lờiXóaDù sao em cũng sống quá nửa đời mình ở châu Âu nên không khỏi so sánh( dù biết là khập khiễng) . Sáng nay em xách máy đi chụp thành phố, định đưa một entry về vẻ cổ kính trang nghiêm của khu trung tâm , trước tòa thị chính, thay cho lời còm của em, nhưng em bận quá.
Tự nhiên chiều nay nói chuyện bài đăng của chị, giai nhà em bảo sao không viết về cái tổ cò, nằm trên ống khói và cả một tập đoàn bán lẻ phải chào thua.
Lan man chị nhở, 0h 14 phút rồi, em ngủ đây!
Ừ, em viết về cái tổ cò đi, hay đấy! Chị biết người châu Âu nói chung rất coi trọng những giá trị lịch sử văn hoá, bởi mặt bằng tri thức của họ cao. Mình thì kém cỏi quá!
XóaGiờ này chắc chưa dậy đâu nhỉ! :)
Hậu Khảo Cổ
Trả lờiXóa@ HOÀI CỔ KHÔNG PHẢI LÀ NỆ CỔ!
Trả lời chung vài lời nhắn riêng:
Xin cám ơn một số bạn đã nhắn nhủ tôi rằng không nên "nệ cổ", rằng muốn thành phố hiện đại thi cần "đánh đổi" những tòa nhà xưa cũ, những hàng cây xanh trăm năm... và ...!
Nói ngay và luôn: tôi hoài cổ nhưng không nệ cổ! Trong phạm vi sự hiểu biết và kiến thức nghề nghiệp của mình tôi hiểu rõ thế nào là một thành phố hiện đại và thế nào là sự phá hoại di sản! Ở TPHCM, ít nhất khu trung tâm PHẢI được coi là "khu vực cảnh quan di sản văn hóa" của đô thị Sài Gòn trên 100 tuổi, vì bề dày lịch sử của việc xây dựng cũng như giá trị nhiều công trình kiến trúc và thiết kế cảnh quan đô thị nói chung.
Một vài công trình ở đó hiện giờ không còn đẹp như lúc xây dựng đầu tiên thì đó cũng không phải là lý do để phá đi xây cái khác, bởi vì làm như vậy chính là lặp lai sai lầm của người đi trước. Cách "sửa sai" tốt nhất là, ví dụ như thương xá TAX nếu nhất thiết phải xây lại, hãy xây dựng lại như lúc đầu, hay còn gọi là "phục dựng" lại công trình như bản gốc (tất nhiên, kèm với thuyết minh rõ ràng). Dầu sao đây cũng là cách làm mà nhiều nước đã làm để thể hiện sự tôn trọng và bảo tồn di sản lịch sử, văn hóa.
Có gì đảm bảo rằng công trình 40 tầng xây mới sẽ không "khập khiễng", không ăn nhập gì với cảnh quan, làm xấu đi các công trình cổ... như tòa Vincom xanh lè trên đường Đồng Khởi? Làm như vậy là tội ác với di sản văn hóa, tội ác với cộng đồng cư dân vì đã góp phần làm xấu đi một cách tệ hại và làm mất bản sắc văn hóa Sài Gòn, xóa bỏ ký ức của biết bao con người! Chúng ta ứng xử như thế nào với những gì thế hệ trước để lại thì sẽ nhận được sự ứng xử như thế từ thế hệ sau!
Việc hiện đại hóa thành phố - thật ra chỉ là xây nhiều công trình kiểu dáng mới - là tất yếu, nhưng TPHCM còn cả một khu đô thị mới Thủ Thiêm, theo quy hoạch mà người dân được biết, có một khu hành chính lớn, nhiều khu thương mại hoành tráng... Hà cớ gì nhất định phải phá khu trung tâm hiện hữu?!
Để đổi mới thành phố và tạo điều kiện sống tốt hơn cho người dân, bảo tồn và phát triển luôn có "mâu thuẫn" cần giải quyết hài hòa, bởi vì giữ gìn di sản văn hóa chính là làm giàu hơn đời sống tinh thần, tri thức cho cộng đồng, bên cạnh sự tiện nghi vật chất.
Chúng ta luôn nói ta có "lợi thế của người đi sau", nhưng ít nhất trong việc bảo tồn di sản văn hóa, nhưng gì đang làm cho thấy ta chẳng học được điều gì từ những quốc gia đi trước, cả bài học tốt lẫn bài học xấu!
Vậy thôi bạn ạ!
SG 21/8/2014
Chị , " Giờ này thương xá sắp đóng cửa, người lao công quét dọn hành lang ... " ( Chiều trên phá tam giang - Trần Thiện Thanh ) có phải nói về thương xá Tax không chị ?
Trả lờiXóaChị có một người bạn đưa lên stt chỉ một câu, rằng mấy bữa nay, trong đầu bạn ấy cứ tua đi tua lại câu "Giờ này thương xá sắp đóng cửa".
XóaChắc là đúng như em nói đó!
Thuy chắc là thuộc nhiều bài hát xưa lắm nhỉ? Vụ này chị thấy hơi lạ so với lứa tuổi của em.
Cám ơn em đã qua nhà chị. Hẹn vài bữa, khi nào chị qua cơn khủng hoảng về thời gian này sẽ quay lại tám với em sau nhé! :)
Chị, chẳng hiểu sao em thuộc toàn nhạc xưa và rất cổ xưa thôi chị, ví dụ thời của Văn Cao, Hoàng Quý, Lê Thương ... Còn nhạc giờ em bó tay ...cũng chẳng hiểu tại sao luôn ...
XóaEm mong chị mau qua khủng hoảng để quay lại tám với em . Chị khỏe nghe chị ! :)
Ôi, chị trả lời cho em mà Google dở hơi bảo là chị spam!
XóaGiờ nói lại, ko biết có được không, rằng chị mong có một ngày đi hát karaoke với em để nghe toàn nhạc xưa, đúng "gu" của chị! :)
Mình không có nhiều kỷ niệm với SG nhưng có một vài lần ghé qua thương xá Tax. Đọc bài của nàng lại nhớ tới hình ảnh mình từng ghi lại được. Nó không đẹp nhưng... sẽ là kỷ niệm vô giá! Chia sẻ cùng nàng.
Trả lờiXóa[img]https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/v/t1.0-9/10606186_702561373148448_8413726787087118881_n.jpg?oh=c486c05b8b9f5139c9179b13ba1d6ece&oe=545E5143&__gda__=1417135989_fe4b509b588760d591c1b0624532d55c[/img]
Cám ơn nàng đã chia sẻ với tớ. Xin lỗi vì dạo này tớ lu bu, không có thời gian vào mạng. Khoẻ nha, Như Mai!
XóaEm thì biết đến chỗ này nhiều nhất là qua...phim. Phim của hãng phim Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.:)
Trả lờiXóaẤn tượng của em là sự nhộn nhịp ở chốn đô hội bậc nhất đông nam á thời trước 1975. Hình như rất nhiều bộ phim lấy bối cảnh này cho nhiều chuyện phim.
Tâm tư của chị và những hình ảnh làm em nhớ đến dạo bách hóa Tràng Tiền cũng bị bưng bít bịt bùng 4 phía để sau đó nhiều năm hóa thân thành Tràng Tiền Plaza.
Giờ, em chẳng mấy khi ghé vào đó. Đến Tràng Tiền chỉ ghé vào cửa hàng kem, ăn kem đứng. Vừa ăn vừa nhìn sang nhà sách bên kia. Và hoài niệm về một thời lang thang tất cả các quầy sách Quốc văn và Ngoại văn, chỉ để ngắm...sách rồi về, trong lòng tự nhủ sẽ cố gắng nhịn thêm nhiều bữa kem.:D
Hì, tâm tư của em có vẻ giống tâm tư của nhiều người Hà Nội. Chị thì có quá nhiều tâm tư với Hà Nội rồi, nên Tràng Tiền rồi cũng phải cho qua. Và vì vẫn muốn ăn kem nên cứ ra HN là phải ăn kem Tràng Tiền, dù có khi giữa mùa đông, vừa ăn vừa run...
XóaSách thì vẫn phải mua, đơn giản là vì không thể quên được thói quen mua sách, chứ thật ra giờ chẳng đọc được nữa! :D
Hôm trước em thấy buồn buồn, vào nhà sách online dạo chơi. Kết quả là khuân về cả một đống sách, mà toàn là sách đã từng đọc trước đây. Lúc thanh toán tiền phải trả 2.165.000đ. Kể ra thì số tiền đó cũng mua được 2 cái váy kha khá chị nhỉ. Nhưng từ hôm sách về, em vẫn chưa mở ra. Huhu.Vì thấy giá sách chật hết chỗ rồi.
XóaThế mới thấy đôi khi mình cũng...xa xỉ quá. Hự.
Nếu mà nhìn lại và kiểm điểm xem ta đã từng xa xỉ những gì thì nằm đầu danh mục sẽ là sách. Hihi.
XóaKhông phải "đã từng" mà là "đã, đang và sẽ tiếp tục... không biết đến bao giờ" :))
Thăm bạn đây, đọc những cãm xúc với tax của bạn mà ngơ ngẩn lòng. chúc bạn bình an nhé.
Trả lờiXóaCám ơn anh! Anh xưng hô lúc anh, lúc mình, lúc em lúc bạn. Phức tạp ghê! Hihi!
XóaChúc anh bình an! :)
(Bài 'Vườn địa đàng' không bình được! OM à)
Trả lờiXóaHôm trước tôi lạc vào... vườn địa đàng.
Sau một chặng đường dài, mưa rơi tối mắt.
Trong quán cà phê, tôi thấy nàng xinh hơn tôi tưởng.
Nàng cười 'ha ha' nhè nhẹ, làm tôi muốn viết một entry
Mấy hôm sau về, tôi cảm nhẹ
Không biết tại trời, hay tại… người ta!
Hihi…
Ui, thích cái bình luận này của anh ghê á! Thích nhất là câu thứ 3. Hihi!
XóaChờ xem anh viết entry như thế nào nhé!
Còn cảm nhẹ thì chắc không phải tại nàng này rồi, vì còn một nàng nữa ngồi sau lưng anh - đó mới là nguyên nhân. :D
Hi vọng bữa nay anh khoẻ rồi!
Bao năm có ra có vào mà chị chẳng biết mấy về Sài gòn( mà thật- lù lù ngần ấy năm chị cũng biết ít lắm về Hà nội), tự tạm xếp mình vào đám chậm chạp,hơi thiếu quan sát nữa.
Trả lờiXóaMà giờ chị thiếu sinh khí lắm,vào là nàng phải giúp "xách tấn" chị đấy nhé! Chị muốn gặp bé Nhân và bố bé nữa.
Biết nhiều thì có nhiều thứ để buồn hơn thôi, ích gì đâu chị! :(
XóaGặp bé Nhân và bố bé thì chắc chị sẽ thất vọng, vì bé Nhân giờ mọc râu nên rất ngại gặp mọi người. Gặp người lạ, nó sẽ trốn mất. Còn bố của bé Nhân thì không giỏi khoa ăn nói nên có thể nói chuyện sẽ rất chán!
Nhưng gặp mẹ bé Nhân thì OK vì dù sao chị cũng đã gặp mẹ bé rồi, sẽ không bị bỡ ngỡ! :D