.comment-block img { max-width: 300px !important; }

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Thơ "dở"

Nè các bạn yêu văn thơ trên Blogspot!
Đọc bài của tôi mãi, chắc các bạn cũng chán như các anh giai hàng ngày phải ăn mãi một món cơm.
Biết các bạn chán, nên hôm nay tôi đem phở về cho các bạn ăn đổi món. Chúc các bạn ngon miệng!


Thơ “dở”

Hermann Hesse

Hermann Hesse (1877 - 1962)

Tôi có cảm giác một trong số những bài thơ “dở” này lại không dở chút nào, nó mang một thứ mùi hương trong mình, chính những điểm yếu, những khiếm khuyết lồ lộ của nó lại gây ấn tượng, độc đáo, thân mật và duyên dáng; và tôi nhận ra một tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ từng có thời làm mê hoặc lòng người giờ đã trở nên nhợt nhạt và xơ cứng.

Tôi nhớ hồi khoảng 10 tuổi, có một lần ở trường, chúng tôi được đọc một bài thơ mà nhan đề của nó, nếu tôi nhớ đúng, là “Cậu con trai nhỏ bé của Speckbacher”. Bài thơ kể về một cậu bé quả cảm, người đã tham gia vào một trận chiến đấu, xông pha giữa cơn mưa đạn để nhặt đạn dược về cho nghĩa quân và trở thành một anh hùng nổi tiếng. Cả lớp chúng tôi ai cũng hào hứng với bài thơ và khi thầy giáo hỏi chúng tôi một cách hơi châm biếm: “Các trò nghĩ đây là một bài thơ hay sao?”, chúng tôi đều gào lên phấn khích: “Dạ, đúng ạ!” Nhưng ông thầy lại lắc đầu, mỉm cười và nói: “Không, đó là một bài thơ dở.” Thầy tôi đã đúng, theo một cách nào đó. Theo những quy phạm và thị hiếu của thời đại, đây không phải là bài thơ hay. Nó thiếu sự chân thực, tinh tế, nó thiếu sự tự nhiên, nó là một tác phẩm có phần thô sơ. Song bài thơ lại đem lại cho những cậu bé chúng tôi những rúng động mãnh liệt.

Mười năm sau, khi tôi chừng 20 tuổi, tôi có thể đọc bất kỳ bài thơ nào trên thế giới và tự quyết định nó là bài thơ hay hay dở. Đó là việc đơn giản nhất trên đời. Tất cả những gì người ta cần làm là liếc vào trang sách, đọc mấy dòng thơ rõ tiếng một chút - vậy là xong việc.

Một phần ba thập niên nữa lại tiếp tục trôi qua, số bài thơ tôi đã đọc lên đến hàng trăm và một lần nữa tôi lại ở trong tình thế không phán quyết được một bài thơ cụ thể nào đó là hay hay dở. Giờ đây tôi nhận được rất nhiều bài thơ, phần lớn được viết bởi những người còn trẻ, họ muốn tôi cho biết những bài thơ của họ hay hay dở và giúp cho họ được các nhà xuất bản nhận lời in. Và các nhà thơ trẻ bao giờ cũng ngạc nhiên và thất vọng khi nhận thấy nhà thơ già Hesse, người được xem là đã học hỏi bằng kinh nghiệm, lại chẳng đúc kết được gì từ kinh nghiệm của mình mà chỉ lật qua từng trang bản thảo như một động thái vô nghĩa, ông ta còn chẳng đủ can đảm để phán quyết xem những bài thơ của họ là xuất sắc hay vô giá trị. Điều mà ở tuổi 20 tôi có thể làm được hoàn toàn tự tin chỉ trong hai phút giờ lại là việc khó khăn đối với tôi. Có lẽ tôi không nên nói đó là việc khó, mà phải nói đó là việc bất khả. (Thứ mà chúng ta gọi là “kinh nghiệm” là một vấn đề gây bối rối. Khi ta còn trẻ, ta mặc nhiên xem nó là thứ đến một cách tự động. Song vấn đề không giản đơn như thế. Có những người có khả năng đạt đến sự thấu suốt từ kinh nghiệm; họ có kinh nghiệm từ khi là học trò; họ sinh ra đã có tư chất của một kẻ nhiều kinh nghiệm – và có những người khác, trong đó có cả tôi, những người có thể 40 hay 60 tuổi, thậm chí sống đến trăm tuổi nhưng rốt cục lại trở về cát bụi mà chẳng hề học được hay hiểu được cái thứ “kinh nghiệm” này là gì).

Sự tự tin tôi có khi đánh giá các bài thơ lúc mình 20 tuổi có duyên do thực tế: tôi dành tình cảm mãnh liệt và đặc quyền cho một số bài thơ, một số nhà thơ đến độ ngay lập tức, một cách rất bản năng, tôi so sánh mọi bài thơ, nhà thơ khác với những bài thơ ấy, những nhà thơ ấy. Nếu một bài thơ nào đó giống với những bài thơ trong nhóm yêu thích của tôi, đấy là bài thơ hay. Còn ngược lại, tôi sẽ không thấy nó có phẩm chất đáng kể nào.

Vẫn có một số thi sĩ mà tôi đặc biệt yêu quý, một số người trong đó là những thi sĩ mà tôi đã mến mộ từ hồi mình 20 tuổi. Nhưng giờ đây, dường như tôi lại có phần ngờ vực hơn những bài thơ có vẻ giống như tác phẩm của những nhà thơ ngày trước mình yêu thích.

Lúc này tôi không định bàn về các nhà thơ và thơ ca nói chung; tôi chỉ muốn nói đôi lời về thứ thơ “dở” – tức là về những bài thơ mà hầu như bất cứ ai, ngoài trừ chính nhà thơ, sẽ xếp chúng ngay vào cùng với những thứ văn vẻ tầm thường, vớ vẩn, những lối viết trước đó không ai viết thế.

Nhưng quả thật giờ đây, tôi lại thường xuyên cảm thấy một bài thơ mà mọi người đều cho là dở lại đem đến cho tôi những khoái cảm thực sự, tôi dường như có xu hướng chấp nhận nó, thậm chí ca ngợi nó, trong khi đó những bài thơ hay, kể cả những bài thơ hay nhất, lại thường không rung lên trong tôi một âm vang đáp lại nào. Tôi có cảm giác một trong số những bài thơ “dở” này lại không dở chút nào, nó mang một thứ mùi hương trong mình, chính những điểm yếu, những khiếm khuyết lồ lộ của nó lại gây ấn tượng, độc đáo, thân mật và duyên dáng; và tôi nhận ra một tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ từng có thời làm mê hoặc lòng người giờ đã trở nên nhợt nhạt và xơ cứng.

Tôi có thể thấy nhiều nhà thơ trẻ của chúng ta cũng có kinh nghiệm tương tự. Về nguyên tắc, họ đã tránh viết những bài thơ “hay”. Khi một nhà thơ trẻ trong số này bỗng dưng hoài niệm quá khứ - Werfel là một thí dụ - anh ta bỗng quên đi bản ngã của mình và bắt đầu dàn trải những lời thơ hoa mỹ theo phong cách cổ điển xưa cũ thì chính điều ấy lại đem đến cho độc giả của nhà thơ một cảm giác khó chịu rất lạ. Những nhà thơ còn rất trẻ  của chúng ta, những người chưa bao giờ bị cuốn vào những lỗi lầm như thế, đã đi đến kết luận rằng: thế gian này đã có đủ những bài thơ đẹp, rằng họ không được sinh ra và được đặt trên hành tinh này chỉ để tạo ra mấy dòng thơ xinh xẻo hơn, để tiếp tục trò chơi kiên nhẫn mà cha ông của họ đã bắt đầu. Họ hoàn toàn đúng và những bài thơ của họ thường có sức hấp dẫn, sự hưng phấn giống như những gì tôi nhận thấy từ những bài thơ “dở” mà tôi đã nói đến.

Và lý do chẳng phải tìm ở đâu xa. Thoạt đầu, một bài thơ là một thứ gì đó rất đơn giản và bộc phát. Nó là một sự thoát ra, một tiếng gọi, một tiếng gào, một hơi thở dài, một chuyển động, nhờ đó, tâm hồn tìm được sự giải tỏa hoặc nhận ra một xung lực thúc đẩy. Ở chức năng đầu tiên, nguyên thủy, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này, chẳng ai có quyền phê phán một bài thơ. Thứ cảm hứng đó chẳng nói với ai khác ngoài chính bản thân nhà thơ: đó là tiếng khóc, là sự mộng mơ, là động thái mang tính bản năng của nhà thơ. Đôi khi bài thơ dường như không chỉ thỏa mãn sự giải phóng cảm xúc của nhà thơ. Một số bài thơ còn kích thích, truyền cảm hứng đến những người bên cạnh nhà thơ. Những bài thơ ấy là những bài thơ hay. Có lẽ điều này xảy ra khi nhà thơ biểu đạt được một điều gì đó chung cho cả loài người, điều cũng có thể đến với những người khác. Song tôi không chắc lắm.

Chính tại đây, chúng ta bị mắc kẹt trong một cái vòng luẩn quẩn không may. Vì những bài thơ “đẹp” khiến tác giả nổi tiếng nên sẽ có rất nhiều những bài thơ khác được viết ra với một tham vọng không gì khác hơn là trở nên “đẹp”, tác giả của chúng không có ý niệm gì về tính sáng tạo, vẻ ban sơ, sự hồn nhiên mà thiêng liêng của bài thơ. Những bài thơ ấy không còn là những giấc mơ hay tiếng khóc của một tâm hồn, sự bùng vỡ của nỗi đau hay niềm hoan lạc, những hình ảnh của những ước muốn thầm thì hay những công thức thần bí, những động thái của một nhà hiền triết hay điệu bộ của một gã điên – không, chúng chỉ còn là miếng thịt thơm ngon dành cho khách hàng là công chúng. Chúng được viết ra để thu về lời lãi từ việc cung cấp cho công chúng sự vui thích, sự chỉ dẫn hay những cái gì khác nữa mà công chúng thèm khát. Và những bài thơ như thế thường được hoan nghênh đón nhận. Nhưng có những ngày mà thế giới đúng đắn kia trở nên nhàm chán quá đỗi đối với tôi, khi tôi muốn phá cũi xổ lồng, muốn đốt đền, tôi mới phát hiện được rằng tất cả những bài thơ “đẹp”, thậm chí kể cả những điển phạm thiêng liêng, đều như thể đã từng bị kiểm duyệt, bị thiến hoạn, chúng trở nên ba phải, nhạt nhẽo, héo hắt như một bà cô già. Vào những ngày ấy, tôi thích những bài thơ dở hơn. Càng tệ bao nhiêu, chúng lại càng làm tôi vui thú bấy nhiêu.

Nhưng chẳng bao lâu sẽ đến cái ngày mà những bài thơ dở cũng trở nên đơn điệu. Việc đọc những bài thơ dở chỉ là một khoái cảm lướt qua. Và sau cùng, đọc những bài thơ dở thì có gì tốt? Tại sao bạn không tự viết những bài thơ dở? Làm việc đó đi, độc giả, và cả bạn nữa sẽ nhận ra việc sáng tác những bài thơ dở là một khoái thú hấp dẫn hơn nhiều so với việc đọc những bài thơ đẹp nhất từng được viết nên.


        Hải Ngọc dịch

Nguồn: Hermann Hesse, “Bad Poetry”, bản Anh ngữ của Roy Temple House, Poetry, Vol.70, No.4 (Jul., 1947), p.202-5.

82 nhận xét:

  1. Đi vào cõi thơ tức là đi vào một thế giới mông lung huyền bí mà khi đó mọi sự khám phá của cảm xúc đều được bộc phát. Cái vòng lẫn thẫn hay hay dở dở cứ đi đi về về và liên tục xuất hiện như thế nên càng đọc càng thấy sự rối ren. Những nhận định hôm nay chưa hẳn đúng với mai sau. Nhưng có một điều chắc chắn rằng một khi đã có sự thích thú thì đó là cảm xúc thật, thứ tình cảm chân thành nhất vĩnh viễn không lặp lại ở lần sau.

    Cứ thỏa mái đi bà chị, gì chứ thơ không hay thì có mà đầy :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết là Lãnh sẽ nhảy vào còm đầu tiên mà! :D
      Em là ngừi iu của nàng thơ (hay nàng thơ là ngừi iu của em - đại khái thế), nên chị luôn đánh giá cao về Lãnh...

      ... Kể cả khi em làm những bài thơ thất vận, thấy... ghét, ko còm!

      Xóa
    2. Sao chị đoán chắc là em còm đầu tiên chứ? Trong khi nhà chị em thấy nhiều người giật Tem lắm mà, và hơn nữa em thường đi sau đám đông một nhịp nữa cơ? ;))

      Chị đánh giá cao thì ý nghĩa gì chứ? Trong khi chiều cao em thì rất hạn chế mà :))

      Xóa
    3. Ừ, chị đoán thế vì cho rằng em biết ngửi (đánh hơi) chỗ nào có ngừi tình của mình.

      Có những thứ không cao, nhưng vẫn khiến người ta phải ngước nhìn. (Đó là quảng cáo bia Sài Gòn xanh lùn). Hà hà!

      Xóa
    4. Oạch! Chài ai, người tình em là đây sao? ;))

      Chuyến này chị quyết định ăn Phở thật hoành tráng hả chị iu? Em nghi quá :))

      Xóa
    5. Có muốn đi cùng không thì bảo! Bằng không thì đừng ngồi đó đoán già đoán non nhá! ;)

      Xóa
    6. o% Đoán đi cho nó hấp dẫn. Còn đi thì chịu rồi :D

      Xóa
    7. Ừ, cái gì nửa kín nửa hở cũng khiến mình có cảm hứng hơn, phải hem! Cứ đoán đi em!

      Xóa
  2. Điểm danh với nàng. Tớ đọc xong rôi. Hi hi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi nãy đọc trên đt nàng. Giờ mới đọc trên máy tính.
      Món "phở" này ngon phết nàng ạ. Lâu lâu thay món ăn, lạ có khi ăn lại ngon hơn những món vốn đã nổi tiếng và ngán rồi. Thơ cũng vậy mà.

      Xóa
    2. Mấy bữa nay tớ khó ở, đọc bài của mình thấy chán, chán cả viết blog nữa. Hix. Thử ăn phở xem có thích hơn không.

      Xóa
  3. Dẫu là bản dịch, nhưng khẩu khí văn phong thì như là người...ở sài gòn vậy. Chắc vẫn còn mùa mưa bão nên nó ít nhiều vẫn chịu ảnh hưởng thời tiết : Vần vũ của gió , Mưa vẫn không ngớt và sóng biển thì vẫn cuồn cuộn dâng trào ....
    Mà quên - đang nói chuyện thơ lão lại gõ chuyện thời tiết ! Zô dziên ! Ừ ...Thơ dở đọc cũng hay !! Vì không có thơ hay để đọc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão nói như thần í nhỉ. Buổi sáng mới nhắc đến mưa bão là buổi chiều các trường cho HS về hết để chuẩn bị đón bão.
      Nhà OM giờ này (19h55) triều cường đang lên, ngồi bó gối trong nhà như ngồi trên ốc đảo, ngắm mấy chiếc dép trôi lềnh bềnh, chả biết mình đang vui hay đang buồn. Vô cảm rồi! Trong đầu ko có 1 cọng thơ nào!

      Xóa
  4. Thoạt đầu, một bài thơ là một thứ gì đó rất đơn giản và bộc phát. Nó là một sự thoát ra, một tiếng gọi, một tiếng gào, một hơi thở dài, một chuyển động, nhờ đó, tâm hồn tìm được sự giải tỏa hoặc nhận ra một xung lực thúc đẩy

    Hy... mình chả biết gì về thơ văn... Nhưng đúng là khi mình viết lung tung, thì những con cữ được viết ra với mình như một kiểu xả stess vậy... Om à> Cám ơn em về bài viết này!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị chả biết gì về thơ văn, chỉ biết làm thơ thường xuyên như cơm bữa, làm thơ nhanh như nấu một nồi cơm và làm thơ ngon như... bỏ nồi cơm đó, đi ăn phở vậy! hihi!

      Xóa
  5. Tóm lại thơ hay, dở là tuỳ thuộc vào cảm xúc chân thực của người sáng tác và cả người cảm thụ (nếu không bị phụ thuộc đám đông).
    Không có thơ hay cho người không thích đọc thơ hoặc tâm trạng bất ổn như kiểu "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Và cũng chẳng có thơ dở cho người đang đắm say trước mọi sự , như kiểu "gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn".
    Chị đọc bài này thấy cứ rối thế nào ấy, chắc như kiểu đang đi tìm văn xuôi dở chăng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhất trí như ý kiến của HL!

      Xóa
    2. Chị Hồng Loan ơi, hình như ông Marx bảo "Cái đẹp là khách quan" (ở đây mình nói rộng ra là cái hay cái đẹp nhé), còn ông Kant thì lại bảo "Vẻ đẹp không nằm trên đôi má hồng của người thiếu nữ mà nằm trong ánh mắt của kẻ si tình". Chị đang không đồng ý với ông Maxr phải không ạ?

      Xóa
    3. Anh LC thì nhìn thấy toàn chữ là chữ, ngán đọc quá, nên đồng ý với chị HL cho nhanh! Hehe! Lại chụp cho anh cái mũ đẹp rồi nhỉ!

      Xóa
    4. Lẽ ra em phải dành cho chị câu hỏi: "Chị đồng với ông Kant phải không" chứ?
      Và chị muốn nói thêm: Không có người phụ nữ nào xấu (cứ giả bộ như người phụ nữ là thơ, bởi thực ra họ cũng là nguồn cảm hứng của thơ!) chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp!

      Xóa
    5. Em đồng ý với chị. Nhưng mà cũng phải bổ sung thêm: dĩ nhiên trừ khi họ không phải là... phụ nữ. He he :p

      Xóa
  6. Sang thăm em, chúc em chiều vui em nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh! Chiều nay em chờ bão mà chả thấy bão đâu! Không vui, chả buồn!

      Xóa
  7. Em chưa kịp đọc, tranh thủ đặt cục gạch chỗ ni đã chị.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em đọc rùi, zưng chiện thơ thì hem bít bình gì, ngồi hóng zậy, đừng có la em nha. Hì

      Xóa
    2. Chị cũng chả biết gì nên mới đưa lên đây để hóng chiện mọi ngừi nè! :D

      Xóa
  8. Trả lời
    1. Căn bản là có đọc và chắc là có hiểu đôi chút, vậy là tốt rồi! Nếu mà nhân đây có suy nghĩ thêm về "các nhà thơ mạng" thì lại càng hay!

      Xóa
    2. Em sẽ không phát biểu cái điều em không cảm/hoặc biết chính xác, vậy nên chị tha cho em nha:)
      Đối diện vấn đề lớn này em đích thị là con Ếch, cho nên em sẽ im lặng để nghe và mở rộng tầm hiểu biết cho riêng mình :)

      Xóa
    3. Thêm chút nữa là em có làm một vài cái-mà -người-ta-không-thể -gọi-là-thơ, và em biết ngoài em ra thì không ai măm nổi, nhưng nó là tất -cả -những-gì- em -chợt.nghĩ -ra.
      Và em sẽ iu chúng dù trong mắt mọi người chúng ( những bài thơ ấy) nên.. xéo đi với quỉ :))

      Xóa
    4. Em Ếch ới ời!
      Chị cảm giác là mọi người đọc bài này và nhìn thấy một vấn đề vĩ mô. Thật ra đây chỉ là tâm sự của một ông già đã từng làm thơ và thẩm định thơ người khác. Điều ông nói rất đơn giản thôi:
      - Một là ở mỗi lứa tuổi, chúng ta có những cảm nhận riêng về thơ. Cảm nhận của chúng ta như dòng sông chảy mãi, chẳng bao giờ ngừng.
      - Hai là: Làm thơ hãy dựa trên cảm xúc là chính, kinh nghiệm và kỹ năng cũng cần, nhưng chỉ là bước tiếp theo.
      - Ba là: tại sao chúng ta cứ chê thơ người này dở, người kia dở mà không tự làm thơ đi!

      Tất cả chỉ thế thôi em ạ. Chả có gì cao xa khiến ta phải ngần ngại khi bàn chuyện này.

      Xóa
    5. Chẳng phải chính việc "nó là tất -cả -những-gì- em -chợt.nghĩ -ra... Và em sẽ iu chúng" là cái mà ông HH này đang khuyến khích đó sao!

      Xóa
  9. Ngoài lề chút, chị cho em code chèn icon, hình, nhạc vô còm được hem chị?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất cả code để chèn, em kéo thanh trượt xuống phía dưới là có hết, khỏi phải đi tìm ở đâu cả!

      Xóa
    2. Hơ hơ...nghe chị nói là bít cái nì hem phải chị mần roài, chị ứ hỉu rì về CODE. ai mần cho chị, chỉ cho em để em sang hỏi nhé!

      Xóa
    3. Ừ, tất nhiên là ko phải chị mần. Chị lên mạng, search cách mần, xong rồi cứ thế mà mần thoai! Chị mà biết code là cái gì thì có mà trời sập! :D

      Xóa
    4. Chị ơi! Ý em nói là chị phải có cái CODE đưa vô thì mới xài được theo nội dung chị bảo " kéo thanh trượt xuống phía dưới là có hết, khỏi phải đi tìm ở đâu cả!"
      Em mún nhà em cũng chèn hình chèn nhạc được như nhà chị nè. Chứ " kéo thanh trượt xuống" đâu ra CODE? Hu hu....

      Xóa
    5. Chị đang trên di động nên ko chỉ rõ địa chỉ để em tham khảo được. Lần đó, chị cũng thắc mắc như em, chị search trên google thì tìm được bài chỉ dẫn cách làm, ko nhớ rõ lắm, nhưng hình như bài ấy là của chị Như Mai. Em vào nhà chị Như Mai xem thử nhé!

      Xóa
    6. Dạ, để em kiếm, em cảm ơn chị!

      Xóa
    7. Em đã từ blog chị để sang nhà chị Như Mai tìm được hướng dẫn rùi chị ui. Cảm ơn chị nhé! Hì!

      Xóa
    8. Chị Như Mai có cái vỏ là đàn bà, dịu dàng, nhỏ nhẹ, mảnh mai..., nhưng cái... code thì lại là đàn ông. :D.
      Chị í giỏi máy móc lắm Lip ạ!

      Xóa
  10. Thử chèn cí hình coi
    [img]http://2.bp.blogspot.com/-kMp4ZIuxr7Y/UQKpY3zxsnI/AAAAAAAAAVg/i5ei9Y61qkI/s320/em2.jpg[/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiện thử lun tí nhạc
      [youtube]http://youtu.be/M57J6L1uZzc[/youtube]

      Xóa
    2. Thích quá! post nhạc được rùi.
      Bài thơ trên clip trên là "thơ hay" hay : thơ dở" hả chị? Hì :p

      Xóa
    3. Cám ơn em đã làm cho vui cửa vui nhà! Tuy nhiên, bài thơ mà em embed vào đây, cùng giọng ngâm dở quá! dở đến nỗi cứ thỉnh thoảng chị lại phải mở ra nghe và cố tìm xem có chỗ nào để chê không, vậy mà chả tìm được. Thơ dở, người ngâm dở, nên chị cảm thấy thật rụt rè, rón rén khi vào nhà cái cô Hồ Yên Dung này. Bao nhiêu tinh tuý của đàn bà, cô ấy lấy hết rồi, còn đâu mà để dành cho các đàn bà khác nữa! hix hix. Nói như ngôn ngữ của Facebook là "cảm thấy tự ti" trước cô Hồ Yên Dung. Làm sao bi giờ?

      Xóa
    4. Hôm nay đọc lại hơi giật mình chút, sợ Lip tưởng chị nói thật. Cái này kêu là GATO cô HYD quá, nên nói ngược vậy đó! Còn nói thiệt là chị ngưỡng mộ cô này hết biết! Nhiều khi tự hỏi sao mà cổ lắm tài quá vậy? Thi ca nhạc hoạ đủ cả (hình như còn rất xinh nữa) :X

      Xóa
    5. Hì, em hỉu mà chị, cũng kg tới nỗi ngu ngơ thế, hì! Em cũng ngưỡng mộ thơ Cô Nhỏ như ngưỡng mộ văn chị vậy.

      Xóa
    6. Hix hix.. Em tính chui chỗ mô đó trốn luôn mà nhỏ Líp kêu tên em ra thế này em hết chỗ chui luôn. Hai người xấu quá :(( :(( :((

      Xóa
    7. Vậy ra là Cô Nhỏ hả? Ai biết đâu! Nếu biết thì đã chẳng dám chê thơ dở, ngâm dở. Hix hix, tạ lỗi tạ lỗi! :D

      Xóa
  11. Hình như ở nước ta ,nhiều người theo lời khuyên này ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em nghĩ đó là một nét đẹp của người Việt, anh P ạ! Nhiều người lớn tiếng lên án chuyện làm thơ vô tội vạ ở mọi chỗ, mọi nơi, riêng em thì thấy tại sao không được làm thơ khi người ta muốn làm thơ? Có điều đừng vì những bài thơ đó mà mình ngộ nhận mình là nhà thơ, thế là được òi! :p

      Xóa
  12. Một bài triết về hay và dở, hì hì, đọc hơi mệt, chắc em chuẩn bị chuyến đi xong rồi à, vui nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, không triết gì đâu chị ạ, chỉ là chia sẻ quan điểm thôi. Em đang bận lắm, chưa có thời gian chuẩn bị gì cả. Chắc chiều đi thì sáng hôm đó mới chuẩn bị chị ạ. Cám ơn chị đã quan tâm tới em! :)

      Xóa
  13. Muốn đọc thơ dở? Sang nhà chị OM ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc xong bài dịch trên, bỗng thấy thơ dở hóa ra hay là vì thế!

      Xóa
    2. Muốn đọc thơ dở thì em cứ ngồi ở nhà em là được rồi chị ạ. :D . Nhưng em sẽ sang nhà chị để đọc thơ hay!

      Xóa
  14. Cảm ơn chị đã giới thiệu một bài "chém" rất ư là độ lượng, em yên tâm về mần tiếp thơ dở đây :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ, mần gì thì mần, làm sao đó để chị cứ phải rón rén vào nhà em, lòng đầy mặc cảm tự ti...
      làm sao đó thì làm, nha! :(

      Xóa
  15. Bài này thu hút tui.
    Sẽ nhờ nàng ngó mẩu tui thích( bài dịch của Hồng t Quang) - bởi tui thích mà ko hiểu vì sao thích nhiều đến thế!

    Trả lờiXóa
  16. Sao chị ko đưa mẩu chị thích lên đây ạ?

    Trả lờiXóa
  17. Hermann Hesse thật tuyệt, bỗng nhớ 'Câu chuyện dòng sông' của ông.
    Thank OM !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất vui làm quen với bạn Cuong!
      Hôm qua OM có sang nhà thăm bạn, nhưng chưa nói gì. Muốn nói gì đó có lẽ phải hiểu nhau thêm một tí, phải không? OM sắp đi 1 tuần, hẹn bạn tuần sau gặp lại, OM sẽ sang nhà chào bạn. :)

      Xóa
    2. Nhờ nhà em OM tẹo: AQ đi nẻo nào mà tìm được đến đây thía? Hôm trước cái bài nhớ Huế làm cái chân Ong chộn rộn, giờ lại nhắc Câu chuyện dòng sông,khéo Ong vào NT tóm huynh để mạn đàm ( hành hạ) mất thôi.

      Xóa
    3. Aqa vốn thích lang thang mà Ong.
      Ong cảm 'Câu chuyện dòng sông' là đúng rồi nhưng đừng có tóm áo nhá, áo Aqa sờn lắm !
      'Hành hạ' thì xác này chịu được ít nhiều, hì hì...

      Xóa
    4. Welcom OM !
      Aqa về đốt đèn giăng hoa đây.

      Xóa
    5. Kìa em - đèn mắc hoa giăng - kìa.

      Xóa
    6. Hihi, em để từ từ cho nó... chín muồi! :)

      Xóa
  18. Em vào nghe thơ dở và đọc còm hay thôi nhé.

    Trả lờiXóa
  19. Mừng em đã tìm ại được chìa khoá nhà! Nhưng mà vẫn còn kiêu lắm, chưa chịu mở cửa cho bạn bè còm. :)

    Trả lờiXóa
  20. Không phải em mất chìa khóa nhà chị ơi. Là máy tính em cài diệt vi rut. Khi lão Pháo mon men vào, nó đưa ra ba lựa chọn. Lão ấy không thuộc tiếng Anh nên chọn luôn vào Chặn vĩnh viễn :D.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, vậy là phải gỡ bỏ phần mềm diệt virus...
      Phải mở khá huấn luyện tếng Anh cho Pháo thôi. Thời buổi này ở xứ ta còn ai xài tiếng Nga nữa đâu!

      Xóa
  21. Lần nầy thì em khỏi chờ bảo cũng tới, chúc em bình an nhé.

    Trả lờiXóa
  22. Sang thăm em, chúc em luôn bình yên và vui vẻ nhé.

    Trả lờiXóa
  23. Nhớ Thiều Chửu kể chuyện dịch Kinh Kim cương :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn mới đến thăm nhà mình! :)
      Thú thực là mình chưa đọc tác phẩm nào của Thiều Chửu! Icon mắc cỡ đây. Nhưng thà cứ thành thật nhận dốt còn hơn là giả vờ thông thái phải ko! Hihi

      Xóa
  24. Lâu ngày, chị chạy sang OM
    Xem em có khỏe ...hay rom đã nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn chị đã ghé nhà
      Em vừa rong ruổi nơi xa mới về
      Việc nhà việc nước bộn bề
      Mong ngày rảnh rỗi thoả thuê tâm tình :)

      Xóa

Bạn có thể chèn hình ảnh vô khung comment mà không cần thẻ. Bạn chỉ cần coppy link của hình và dán vô rồi đăng lên là được (Lưu ý: Định dạng đuôi ảnh 'JPG','GIF','PNG','BMP')